4rum 8A1
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Đăng Nhập

Quên mật khẩu



Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics

» I hate literature teacher ( sure , right now )
by theone_b2 Wed Oct 07, 2009 6:28 am

» 10 mẫu sản phẩm hitech cuốn hút và độc đáo
by theone_b2 Wed Oct 07, 2009 6:22 am

» Tuyển tập 19 bài văn bùn cười
by theone_b2 Tue Oct 06, 2009 8:45 am

» thàh viên mới............hj
by theone_b2 Sat Sep 26, 2009 9:03 pm

» Mua trinh trẻ vị thành niên : nỗi đau không của riêng ai ( phần 1 )
by theone_b2 Sat Sep 26, 2009 10:25 am

» Hãy cảm nhận bằng tâm hồn của trẻ
by theone_b2 Mon Sep 21, 2009 8:31 am

» Chia sẻ với các bạn một số link web khá hay ...(^_^)...
by theone_b2 Mon Sep 21, 2009 3:43 am

» Cái chết thứ bảy vì cúm H1N1 tại VN
by theone_b2 Mon Sep 21, 2009 1:56 am

» Ca tử vong thứ sáu vì cúm H1N1
by theone_b2 Mon Sep 21, 2009 1:51 am

» Mua trinh trẻ vị thành niên : nỗi đau không của riêng ai ( phần 2 )
by theone_b2 Sat Sep 19, 2009 1:30 am

» [Gioi thieu sach]Giận - Thích Nhất Hạnh
by theone_b2 Fri Sep 18, 2009 8:51 am

» Sống như Tiểu Cường
by theone_b2 Fri Sep 18, 2009 7:57 am


You are not connected. Please login or register

Hãy cảm nhận bằng tâm hồn của trẻ

2 posters

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

theone_b2

theone_b2
Member aggressive

(LĐ) - LTS: Gần đây, báo chí có đưa một số bài văn gây xôn xao dư luận, đồng thời đặt vấn đề về cách dạy và học môn văn. Là một nhà giáo, bạn đọc Ngọc Châm (Hà Nội) đã gửi đến Báo Lao Động bài viết của mình, nhằm góp thêm một ý kiến xung quanh vấn đề này.

Chúng ta đã từng nói về việc học sinh không thích các môn xã hội, trong đó phổ biến nhất là việc học sinh không thích học văn. Tại sao vậy?

Nếu nhìn vào sách giáo khoa (SGK) văn của học sinh các lớp khối trung học cơ sở (THCS), ta sẽ thấy ngay một nguyên nhân là chương trình quá nặng nề, nhiều bài học khô khan nhàm chán không khơi gợi được cho học sinh hứng thú học tập.

SGK Ngữ văn lớp 7 (tập I) gồm 25 văn bản, trong đó có những văn bản học sinh phải học từ phiên âm chữ Hán sang bản dịch nghĩa, rồi sang bản dịch thơ như: Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà), Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra (Thiên Trường vãn vọng), Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư)...

Ngoài ra, còn phải học những bài thơ của các nhà thơ đời Đường nổi tiếng như Lý Bạch, Đỗ Phủ, mang những nhan đề rất khó nhớ đối với học sinh: Vọng Lư sơn bộc bố, Tĩnh dạ tứ, Mao ốc vị thu phong sở phá ca... Đấy mới là văn bản.

Bên cạnh đó còn tiếng Việt, còn tập làm văn. Và ngoài môn ngữ văn ra, học sinh còn 11 môn học khác nữa, cũng phải học bài, phải làm bài tập. Thử hỏi với những đứa trẻ 12-13 tuổi, làm sao chúng kham nổi một lượng kiến thức khổng lồ như vậy?

Giở lại SGK cũ - tức là sách xuất bản năm 2000, khi chưa cải cách, chúng ta có thể bắt gặp những tác phẩm rất phù hợp với tâm lý và trình độ của học trò tuổi thiếu niên. Những bài thơ hay như "Truyện cổ tích về loài người" (Xuân Quỳnh), "Tre Việt Nam" (Nguyễn Duy), "Thỏ và Rùa" (La Fontain) hoặc những câu chuyện rất gần gũi với trẻ em như "Chú bé Tí hon" (Truyện cổ Grim), "Gió lạnh đầu mùa" (Thạch Lam)...

Ở sách cũ có, nhưng sách mới thì không. Các nhà làm sách có thể giải thích bằng lý do này lý do khác rất to tát, nhưng có một lý do rất giản dị và thuyết phục thì dường như họ cố tình quên: Văn chương dạy cho lứa tuổi nào phải phù hợp với nhận thức của lứa tuổi đó, phải đưa đến những cảm nhận mới mẻ, những rung động sâu sắc trước vẻ đẹp đầy tính nhân văn của cuộc sống, của ngôn từ cho tâm hồn người tiếp nhận.

Với những bài nặng tính tuyên truyền mà không hề có tính văn chương trong SGK Ngữ văn 8 như "Ôn dịch thuốc lá", "Bài toán dân số"... thì làm sao học sinh có thể thích môn văn được?

Và chẳng riêng gì học sinh. Ngay cả giáo viên cũng thấy mệt mỏi, quá sức với biết bao nhiêu áp đặt, quá tải từ chương trình, từ SGK cải cách. Những văn bản như đã nói ở trên khiến giáo viên không có một chút cảm hứng nào ngay từ khâu soạn giáo án thì cách gì để lên lớp họ có thể truyền được sự say mê cho học trò?

Đấy là chưa kể nhiều chỗ SGK còn sai. Trong sách Ngữ văn 8 (tập I), trang 36 có định nghĩa về đoạn văn được đóng khung trong Ghi nhớ: Đoạn văn ...bắt đầu từ chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh.

Thế nhưng chỉ trước đó 3 trang, trang 33, cũng trong mục Ghi nhớ được đóng khung, người ta buộc học sinh phải nhớ: Bằng ngòi bút hiện thực sinh động, đoạn văn "Tức nước vỡ bờ" (trích tiểu thuyết "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố) đã vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân phong kiến đương thời... Sao có thể gọi cả một văn bản được học trong 2 tiết và có rất nhiều dấu chấm xuống dòng là đoạn văn được?

Một ví dụ nhỏ trên cũng cho thấy việc viết SGK còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, không hệ thống, dẫn đến sự chán nản trong cả giáo viên và học sinh.

Viết bài này, tôi lại nhớ đến bài học tiếng Việt cách đây mấy tuần của cô con gái học lớp 5, bài "Sự sụp đổ của chế độ Apacthai". Cháu nói rằng nghe cô giáo giảng thì cũng có hiểu, nhưng bây giờ mà phải nhắc lại thì chẳng nhớ tí gì.

Vâng, làm sao mà nhớ nổi, vì làm sao mà nạp nổi những vấn đề cao siêu như thế vào đầu một đứa trẻ 10 tuổi? Để trẻ em yêu thích văn chương, thiết nghĩ những người viết sách hãy đặt mình ở vị trí của trẻ, cảm nhận bằng tâm hồn của trẻ, nghĩ bằng cách nghĩ của trẻ, rồi hẵng đề ra một khung chương trình phù hợp, chọn những tác phẩm văn chương phù hợp với nhận thức và tâm sinh lý của lứa tuổi học trò.

Cần phải đơn giản hoá đi nhiều vấn đề, để học sinh thấy điều chúng được học là thật sự có ý nghĩa, đúng như lời của nhà phê bình Hoài Thanh trong bài "Ý nghĩa văn chương" mà chúng được tiếp nhận: "Hoặc hình dung sự sống, hoặc sáng tạo ra sự sống, nguồn gốc của văn chương đều là tình cảm, là lòng vị tha. Và vì thế, công dụng của văn chương cũng là giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha..." (sách Ngữ văn 7, tập II, trang 60).

-------

Nguồn : Lao Động

http://choidiplease.blogspot.com

2Hãy cảm nhận bằng tâm hồn của trẻ Empty hix Tue Sep 15, 2009 8:11 am

Tu

Tu
Member aggressive

kậu ơi, tớ nghĩ kậu nên rút ngắn đi 1 chút, hĩ đọc mỏi mắt quá Sad

3Hãy cảm nhận bằng tâm hồn của trẻ Empty Hihi Tue Sep 15, 2009 8:31 pm

theone_b2

theone_b2
Member aggressive

Bức xúc quá nên quên mất đoạn rút ngắn thôi bạn ạ

http://choidiplease.blogspot.com

theone_b2

theone_b2
Member aggressive

Cần phải đơn giản hoá đi nhiều vấn đề, để học sinh thấy điều chúng được học là thật sự có ý nghĩa, đúng như lời của nhà phê bình Hoài Thanh trong bài "Ý nghĩa văn chương" mà chúng được tiếp nhận: "Hoặc hình dung sự sống, hoặc sáng tạo ra sự sống, nguồn gốc của văn chương đều là tình cảm, là lòng vị tha. Và vì thế, công dụng của văn chương cũng là giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha..." (sách Ngữ văn 7, tập II, trang 60).

http://choidiplease.blogspot.com

5Hãy cảm nhận bằng tâm hồn của trẻ Empty sac Wed Sep 16, 2009 7:50 am

Tu

Tu
Member aggressive

pó tay, mình cũng là học sinh đấy ^^

6Hãy cảm nhận bằng tâm hồn của trẻ Empty sac Wed Sep 16, 2009 7:50 am

Tu

Tu
Member aggressive

pó tay, mình cũng là học sinh đấy ^^

7Hãy cảm nhận bằng tâm hồn của trẻ Empty OOi Mon Sep 21, 2009 8:31 am

theone_b2

theone_b2
Member aggressive

Đố bạn biết Hoài Thanh là ai ?
Nói thực thì mình cũng không biết , nói "đố" cho oai thôi .. Very Happy Very Happy Very Happy

http://choidiplease.blogspot.com

Sponsored content



Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết